Thị trường dược phẩm ở Việt Nam là một thị trường được nhận định là lớn thứ hai ở Đông Nam Á và có rất nhiều tiềm năng để phát triển bởi nhiều yếu tố như sau: thu nhập người dân được nâng lên, ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều bệnh tật, dân số Việt Nam ngày càng già hóa, tỷ lệ người già tăng cao. Vì thế, nhu cầu được chăm sóc và điều trị bằng thuốc và dược phẩm cũng ngày càng được quan tâm.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ngành dược Việt là quy mô quá nhỏ và phân tán cao và những nhược điểm khác đã dẫn đến nhiều hệ quả về công nghệ sản xuất, khả năng nghiên cứu và sản xuất, đầu tư vùng trồng dược liệu, chất lượng nhân lực…
Thứ nhất, cần sáp nhập các đơn vị dược với nhau. Để gia tăng quy mô nhanh nhất, việc hiệp thương giữa các doanh nghiệp dược với nhau để diễn ra các thương vụ sáp nhập một vài tổ chức dược nhằm hình thành một vài tập đoàn dược quy mô lớn là điều cần thiết nhất hiện nay. Việc sáp nhập các doanh nghiệp dược sẽ tạo lợi thế gia tăng tiềm lực tài chính, tận dụng nhiều nguồn lực bao gồm công nghệ sẵn có và mạng lưới hoạt động, cơ sở vất chất, vùng trồng dược liệu.
Bên cạnh đó, với cơ cấu tài chính an toàn với tỷ lệ nợ vay thấp của hầu hết các đơn vị trong lĩnh vực dược phẩm. Sau quá trình hợp nhất, các doanh nghiệp có thể tăng vốn bằng việc gia tăng nợ vay. Khi tỷ suất lợi nhuận ở mức cao, tỷ lệ nợ ở mức thấp, các công ty cần vay nợ thêm để tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính, nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nguồn lực tài chính từ nợ vay có thể giúp các tổ chức ngành dược đầu tư vào các công nghệ mới, tuyển dụng được những chuyên gia trong ngành và tiến bộ mảng nghiên cứu sản phẩm cũng như là dự án trồng dược liệu… để tăng hiệu suất kinh doanh.
Thứ hai, thực hiện triển khai liên kết với một vài đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài để có thể nâng nhanh quy mô tổng vốn, tài sản và tận dụng năng lực công nghệ sản xuất, tận dụng kinh nghiệm của họ để tạo tiền đề cho sự tiến bộ các tổ chức trong ngành dược.
Thứ ba, các tập đoàn dược cần mở rộng vùng trồng nguyên dược liệu sạch, đầu tư các máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao liên quan đến khâu chế xuất, chuẩn hóa quy trình sản xuất dược liệu để mang những hóa phẩm thực sự an toàn, chất lượng và hoàn hảo tới tay người tiêu dùng.
Thứ tư, các doanh nghiệp dược Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp nhà máy theo các tiêu chuẩn cao như: EU-GMP, PIC/S. JAPAN-GMP… Bên cạnh đó, các chuỗi dược phẩm bán lẻ cũng cần tích cực hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng và phát triển mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, đồng thời chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 trong các hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, các doanh nghiệp dược cần đào tạo đội ngũ bán hàng nhằm mở rộng kinh doanh, cải thiện sản phẩm và xây dựng hệ thống đại lý/phân phối lớn mạnh. Để thực hiện được điều này, hệ thống LMS giúp các doanh nghiệp dược thực hiện chiến lược đào tạo đúng đắn, mang lại hiệu quả phát triển bền vững và mang lại thành công cho doanh nghiệp dược.
Hệ thống LMS đã được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, giúp việc đào tạo kinh doanh hiệu quả và tiện lợi hơn:
Nhờ sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS mà các doanh nghiệp dược đã có thể triển khai thành công chương trình đào tạo của họ. Tạo điều kiện đào tạo và phát triển tài năng cho nhân viên chính là một khoản đầu tư có lợi cho tổ chức và tăng khả năng giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Hệ thống LMS là lựa chọn toàn diện để thực hiện điều đó.